Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Thư mời tham gia hội thảo tiết kiệm năng lượng cho khách sạn và nhà hàng

Kinh gửi: Ban giám đốc Doanh nghiệp

Dự án Meet-bis Việt Nam là Dự án Thúc đẩy sử dụng Năng Lượng hiệu quả và tiết kiệm thông qua hỗ trỡ, phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam do Ủy ban Châu Âu tài trợ thông qua các đối tác Hà Lan (ECT, TriodosFacet, Aidenvironment) và đối tác Việt Nam (RCEE, IBCI).

Để kỉ niệm ngày Nước Thế giới 2012, và với mục tiêu giúp các khách sạn tiếp cận với những giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng/nước, dự án MEET-BIS phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo:

"Tiềm năng và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và nước cho ngành khách sạn"

Thời gian: 8h30-12h00 ngày 29 tháng 3 năm 2012.
Địa điểm: Tầng 3, tòa nhà Ocean park, số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội.

 Ban tổ chức trân trọng kính mời Lãnh đạo doanh nghiệp tham dự hội thảo, trao đổi thông tin cùng các vị khách mời.

Vui lòng điền vào bản đăng kí  tham dự kính kèm (đây) và gửi lại cho chúng tôi muộn nhất vào thứ 3 ngày 27 tháng 3 năm 2012 qua

Fax: +844 6270 2302
Email: info@meet-bis.vn
Gửi thư: số 52, ngõ Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận  Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Để có thêm thông tin, vui lòng truy cập website: www.meet-bis.vn hoặc gọi đến số +844 6270 2347

Cuộc thi Tiết kiệm năng lượng/nước - MEET-BIS Vietnam & GIZ. Hạn nộp hồ sơ: 09/4/2012

Kính gửi: Quý doanh nghiệp

Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tại Việt Nam và Dự án MEET-BIS Việt Nam trân trọng thông báo Cuộc thi về Ý tưởng sử dụng hiệu quả và tiết kiệm Năng lượng & Nước. Xin vui lòng xem thông tin về cuộc thi và đơn đăng ký tham dự ở file đính kèm.

Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều đơn đăng ký tham dự từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các khu vực phía bắc Việt Nam. Doanh nghiệp chiến thắng sẽ giành được giải thưởng là khoản tài trợ 3,000 EUR cùng với tư vấn kỹ thuật, kiểm toán năng lượng và cơ hội quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Tổng giá trị giải thưởng cho mỗi doanh nghiệp sẽ không vượt quá 50% giá trị đầu tư.

Hãy điền vào mẫu đơn tham dự đính kèm và gửi về cho chúng tôi đúng hạn để giành lấy giải thưởng này. Thời hạn nhận hồ sơ là 9/4/2012. Vui lòng gửi đơn theo địa chỉ email: info-ppp@giz-vietnam.org hoặc theo đường bưu điện:

German Development Cooperation (GIZ)
Hợp tác phát triển với Doanh nghiệp Việt Nam
Tầng 6, Tháp Hà Nội
49 Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nếu quý vị chưa có nhu cầu đầu tư tại thời điểm hiện tại, xin vui lòng giúp chúng tôi chuyển thông điệp này tới những doanh nghiệp đang quan tâm.

Xin chân thành cảm ơn!

GIZ & MEET-BIS Vietnam

Các tài liệu đính kèm
CSR competition
Giz_application form_eews
competition_tieng viet
mẫu đơn_tiếng việt

Hội thảo tiết kiệm cho ngành dệt may 3/2/2012_Hà Nội

Sáng 2//3/2012, tại Hà Nội, dự án Meet- bis Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành dệt may”. Đây là cuộc hội thảo chuyên đề dành riêng cho các doanh nghiệp dệt may nhằm giới thiệu về các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay hiệu quả năng lượng đồng thời là dịp để đại diện các doanh nghiệp gặp gỡ chuyên gia và cùng trao đổi về kinh nghiệm sử dụng năng lượng tại doanh nghiệp.


80bf4e09e_det_1_45.jpg


Dệt may là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển vượt trội trong một vài năm gần đây. Đây cũng là ngành công nghiệp dẫn đầu cả nước về xuất khẩu. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 1,2 tỷ USD, đến năm 2011, kim ngạch đã đạt gần 16 tỷ USD, vượt 25% so với năm 2010.


Năm 2012 được nhìn nhận là năm nền kinh tế có nhiều khó khăn, đặc biệt là với thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU bởi nạn thất nghiệp, nợ công và cắt giame chi phí. Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam đến 2015, tầm nhìn 2030 là đưa dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn nhu cầu trong nước, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
f239f40bf_det_1_25.jpg


Theo bà Đặng Phương Dung, Tổng thứ ký, phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam “Từ tình hình thực tế, để đạt được mục tiêu đề ra là sức ép lớn đối với ngành Dệt may Việt Nam. Ngành dệt may cần đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống quản lý chất lượng, lao động và môi trường. Trong khi chi phí sản xuất tăng cao mà cơ hội tăng giá cho sản phẩm đầu ra là không có, các doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí sản xuất, trong đó chi phí cho năng lượng chiếm vai trò lớn, góp phần hạ giá thành sản phẩm”.


Nhận định về thực tế sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, ông Bùi Thanh Hùng, Viện Khoa học và công nghệ nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay 50% thiết bị sản xuất của ngành có mức hao phí năng lượng cao. Tỷ lệ chi phí năng lượng so với giá thành sản phẩm là 10 -12%. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành dệt may là khoảng 30%. Tiềm năng này tập trung ở hệ thống hơi, hệ thống nén khí.


Mặc dù tiềm năng tiết kiệm chi phí thông qua sử dụng hiệu quả năng lượng là rất lớn, tuy vậy hiện nay số doanh nghiệp trong ngành Dệt may áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng vẫn còn rất hạn chế. Theo bà Dung, vấn đề nằm ở vốn đầu tư. Bà Dung cho biết, đa số doanh nghiệp dệt may đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư đổi mới công nghệ thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi thời gian hoàn vốn dài lâu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đa phần chưa thành lập được mô hình quản lý năng lượng cũng như chưa có chuyên môn sâu về kỹ thuật nên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới công nghệ.


Giải đáp những thắc mắc nêu trên, tại hội thảo các chuyên gia đến từ dự án Meet –bis Việt Nam, Quỹ phát triển KHCN quốc gia thuộc Bộ KHCN và Quỹ IFC cũng đưa ra những giải đáp, ưu đãi về vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho những doanh nghiệp quan tâm.


Ông Remco van Stappershoef, giám đốc dự án Met –bis  chia sẻ “ Năng lượng hiện đang lad vấn đề “hot” toàn cầu. Các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt, giá năng lượng thì ngày càng tăng. Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia ô nhiễm môi trường cao. Dự án Meet –bis là dự án phi lợi nhuận với mục tiêu giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên năng lượng, hướng đến tương lai phát triển bền vững cho thế hệ sau này. Tôi nhận thấy, ý thức về sử dụng hiệu quả năng lượng đã được nâng lên rõ rệt nhất là sau khi có Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tôi tin tưởng rằng, vượt qua những khó khăn ban đầu và những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ tìm ra được hướng đi bền vững”.


MEET-BIS Việt Nam - Dự án Thúc đẩy sử dụng Năng lượng hiệu quả và tiết kiệm thông qua hỗ trợ Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Dự án này được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu - Chương trình Phát triển Châu Á (Dự án 2008 VN 171-201)

Dự án cung cấp cho các DNVVN tại đô thị của Việt Nam các công nghệ sử dụng nước và năng lượng hiệu quả một cách bền vững với gía thành có thể chấp nhận được.

Dưới đây là một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng hữu ích cho doanh nghiệp dệt may và gia đình được trưng bày trong hội nghị.

Sản phẩm Solar - BK đạt chất lượng ISO 9001 - 2008


Một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng của Công ty Ánh Sao


 (Nguồn: http://tietkiemnangluong.com.vn)

Quảng Ninh: Hội thảo về giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và nước

Ngày 10/11/2011, tại khách sạn Hạ Long Pearl, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đã diễn ra hội thảo “Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và nước dành cho khách sạn – tàu du lịch – nhà hàng”.

Hội thảo do Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tổng cục Du lịch và Dự án “Thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp - Việt Nam” (MEET-BIS) tổ chức. Tham dự hội thảo còn có nhiều đại biểu đến từ các sở ban ngành và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận xung quanh vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và nước trong lĩnh vực khách sạn, tàu du lịch và nhà hàng.
Trong bài tham luận về chương trình "Cấp nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh" cho cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, bà Nguyễn Thanh Bình - Trưởng phòng Quản lý chất lượng cơ sở lưu trú du lịch (Vụ Khách sạn – TCDL) cho biết, chương trình Nhãn Bông sen xanh là một hình thức tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được cấp cho các cơ sở lưu trú đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, trên cơ sở sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nước cùng một số tiêu chí khác.
Dự án Meet-Bis đưa ra nhiều giải pháp xanh, hiện đại, tiết kiệm năng lượng như: Dùng pin mặt trời, tối ưu hoá sử dụng năng lượng bằng hệ thống đèn tiết kiệm năng lượng, sử dụng bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời... Về các giải pháp sử dụng nước, Meet-Bis đề xuất sử dụng lưới lọc nước, dùng hệ thống cảm ứng 2 mức nước ở bồn cầu và vòi hoa sen, phao bồn cầu trên tàu...
Công ty Dịch vụ năng lượng Việt Nam (VESCO) trình bày quy trình Kiểm toán năng lượng với ý tưởng xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ năng lượng, xác định mức tiêu thụ năng lượng và các khu vực sử dụng năng lượng lãng phí.
Tại hội thảo các doanh nghiệp trong khối khách sạn, tàu du lịch, nhà hàng trên địa bàn đã được giao lưu, tìm hiểu những giải pháp tiết kiệm năng lượng và nước. Qua đó các doanh nghiệp được khuyến khích đáp ứng nhu cầu khách du lịch bằng những sản phẩm an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, giảm thiểu được chi phí và lãng phí không cần thiết; thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn của nhãn Bông sen xanh; tạo đà phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trên địa bàn./.
Dưới đây là một vài hình ảnh trong hội thảo


 
(Nguồn :http://www.moitruongdulich.vn)

Hội thảo giải pháp đầu tư hiệu quả tiết kiệm năng lượng và nước cho khối khách sạn nhà hàng


 Ngày 19/10/2011, tại khách sạn Nam Cường Hải Phòng, Sở văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức hội thảo " Giải pháp đầu tư hiệu quả tiết kiệm năng lượng và nước cho khối khách sạn nhà hàng".
       
        
Tham gia buổi hội thảo có lãnh đạo Sở văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng, Tổng cục du lịch, đại diện các sở ban ngành, lãnh đạo các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hải Phòng và đại diện dự án MEET- BIS.
        
        
Phát biểu khai mạc hội thảo ông Nguyễn Anh Tuân - Phó giám đốc Sở văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng đã nêu rõ tầm quan trọng của năng lượng, ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh trong du lịch và bảo vệ môi trường. Vì vậy tiết kiệm năng lượng là vấn đề cấp thiết trong khách sạn, du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung. 
 
Ông Nguyễn Anh Tuân - Phó giám đốc Sở văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng phát biểu khai mạc 
          
        Tại Hội thảo, Đại điện Tổng cục du lịch Việt Nam, bà Nguyên Thanh Bình trình bày chương trình " Nhãn du lịch bền vững bông sen xanh" cấp cho cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, ý nghĩa và tính cấp thiết của việc cấp nhãn. Ông Vincent P. Gibbons - Giám đốc chương trình ESRT đã giới thiệu chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

 
Ông Vincent P. Gibbons - Giám đốc chương trình ESRT 
       
         Cũng tại hội thảo các đại biểu đã được nghe trình bày về các giải pháp tiết kiệm năng lượng của khách sạn Sao Biển, một đơn vị điển hình áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng tại Hải Phòng.
 Nguyễn Văn Khơ – ECC Hải Phòng

Hội thảo về tiết kiệm năng lượng trong ngành may ở Hưng Yên


Sáng 21/9, tại Phố Nối, Dự án thúc đẩy tiết kiệm năng lượng thông qua hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam gọi tắt là MEET – BIS đã tổ chức hội thảo về giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp dệt may.

Tham dự buổi hội thảo có gần 100 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ 3 tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh. Buổi hội thảo là kết quả của sự phối hợp giữa tổ chức MEET – BIS thuộc Liên minh Châu Âu với Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với việc đảm bảo khả năng tiếp cận bền vững các giải pháp về an toàn nước, năng lượng sạch và các sản phẩm có hiệu quả năng lượng.
Theo điều tra của một số tổ chức trong và ngoài nước, việc sử dụng năng lượng của các doanh nghiệp trong ngành dệt may trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng còn chưa hiệu quả. Tỉ lệ sử dụng hiệu quả năng lượng của nước ta vẫn đứng ở nhóm cuối trong các nước Đông Nam Á. Vì vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả là đòi hỏi cần thiết, vừa để giảm chi phí, vừa để bảo vệ tốt môi trường trong tương lai. Qua ý kiến của một số chuyên gia tại hội thảo đã đi sâu phân tích tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các doanh nghiệp dệt may, đồng thời đưa ra các đề xuất, tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Qua buổi hội thảo đã giúp các doanh nghiệp dệt may có cái nhìn mới về ý nghĩa của việc tiết kiệm năng lượng trong thời gian tới cũng như những công nghệ tiết kiệm năng lượng và cách thức thực hiện, các giải pháp để sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả./.

Trong chương trình hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đã tham quan triển lãm nhỏ giới thiệu các thiết bị tiết kiệm năng lượng như: bóng đèn tiết kiệm điện; bình nước nóng năng lượng mặt trời, bơm nhiệt; hệ thống quản lý và giám sát điện năng; thiết bị tiết kiệm điện cho động cơ, máy may; các thiết bị, đồng hồ đo đếm điện; biến tần… của các công ty: Schneider Electric, ánh Sao, EMTech, Nguyễn Phát, Hoàng Ngọc.
(Nguồn: http://hungyentv.vn)

Tạo dựng thương hiệu “công nghiệp xanh” bằng tiết kiệm năng lượng

Cập nhật lúc:  08:49 28/09/2011


(VEN) - Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tiết kiệm năng lượng (TKNL) nói chung và TKNL trong ngành may nói riêng là điều vô cùng quan trọng. Bằng những giải pháp TKNL hiệu quả, Công ty CP May và Dịch vụ Hưng Long được đánh giá là một trong những điển hình TKNL trong ngành may tại tỉnh Hưng Yên.

Được tách ra từ một phân xưởng của Công ty May Hưng Yên, Công ty CP May và Dịch vụ Hưng Long được thành lập từ năm 2001 với khởi điểm chỉ có 540 công nhân trên diện tích mặt bằng nhà xưởng rộng 16.000m2. Hiện công ty đã có 2.400 công nhân trên diện tích 42.000m2 nhà xưởng, với 29 dây chuyền sản xuất tại 10 xưởng may. Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Hiện nay, để phục vụ cho sản xuất, mức tiêu thụ năng lượng của công ty vào khoảng 286.000kWh/tháng và tiêu tốn nhiều nhất là hệ thống chiếu sáng của 10 phân xưởng sản xuất với hơn 5.400 đèn. Nhận thức được rằng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, TKNL là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao sức cạnh tranh cho DN, ông Đỗ Đình Định, Tổng giám đốc công ty cho biết: “Chúng tôi đã và đang đầu tư cho TKNL và bảo vệ môi trường vì ngoài những lợi ích thiết thực, tác động ngay và trực tiếp đến DN thì lợi ích lâu dài mà chúng tôi có được còn lớn hơn nhiều. Đó chính là uy tín về chất lượng sản phẩm, là sự đầu tư mang tính lâu dài, bền vững, tạo dựng thương hiệu “công nghiệp xanh” cho DN”.
Để việc TKNL được thực hiện bài bản và hiệu quả nhất, ông Nguyễn Quốc Toàn, Trưởng phòng cơ điện của công ty chia sẻ: Công ty đã xây dựng các quy chế, chính sách chất lượng và môi trường, chính sách TKNL và quy chế thưởng phạt hiệu quả nhằm khuyến khích ý thức TKNL của người lao động. Bên cạnh đó, công ty cũng đã đầu tư lắp đặt các giải pháp TKNL như lắp đặt đèn tiết kiệm điện, thiết bị tiết kiệm điện cho động cơ, biến tần, hệ thống bơm thu hồi nước ngưng của lò hơi và các hệ thống xử lý nước thải, bụi khói thải… Có lẽ chính bởi lý do đưa ý thức công nhân lên hàng đầu trong những giải pháp thúc đẩy TKNL cho nên dọc con đường dài sạch bóng từ cổng công ty đến các nhà xưởng là màu xanh mát mắt của cỏ cây. Những lớp cửa sổ của nhà xưởng được bao bọc bởi một lớp kính trong suốt nhằm tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng hầu hết là đèn T10 cho chiếu sáng như những ngày đầu xây dựng, những nhà xưởng được xây mới sau này đều được lắp đèn T8 cùng chấn lưu điện tử. Năm 2008, công ty còn tiếp tục đầu tư thêm 1.100 đèn T8. Chỉ với hệ thống đèn cho 2 nhà xưởng được xây mới đã giúp tiết kiệm 18% chi phí năng lượng chiếu sáng. Còn với những phân xưởng cũ, năm 2010, công ty đã thay 900 bộ đèn T10 bằng đèn T5, giúp giảm chi phí năng lượng thêm 25%. Dự kiến, số lượng đèn T10 sẽ được thay thế dần trong thời gian tới.
Để mỗi công nhân chủ động tiết kiệm điện tại vị trí của mình, công ty đã lắp đặt cho mỗi bộ đèn một công tắc riêng để người lao động chủ động bật tắt đèn tại vị trí ngồi của mình. Mỗi phân xưởng có một cầu dao tổng được nối với một đèn compact. Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm điều tra, tắt cầu dao tổng, xác nhận với bảo vệ công ty bằng bảng thông báo “Tôi đã tắt điện” trước khi ra cổng. Bảo vệ kiểm tra cầu dao đã được tắt thông qua hệ thống đèn compact. Đồng thời, công ty cũng bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, không gây ùn đọng hàng hóa, tránh sử dụng thêm máy móc; Chuyên môn hóa từng vị trí để công nhân dây chuyền không phải rời vị trí trong quá trình sản xuất. Các vấn đề về TKNL và bảo vệ môi trường luôn được công ty phổ biến, tuyên truyền hàng ngày tại từng tổ sản xuất, kèm với đó là quy chế thưởng phạt nhân viên rõ ràng. “Làm tốt TKNL tại mỗi vị trí chính là điểm mấu chốt, giúp công ty TKNL hiệu quả” – ông Toàn khẳng định.
Tại hệ thống máy may, công ty đã lắp đặt 500 bộ thiết bị tiết kiệm điện, giúp tiết kiệm khoảng 12,5% chi phí năng lượng. Bên cạnh đó, công ty cũng lắp đặt hệ thống bơm thu hồi nước ngưng của lò hơi để tái sử dụng nước. Mặc dù lượng nước này mới chỉ đáp ứng được 18% lượng nước cần cung cấp cho lò hơi nhưng hiệu quả tiết kiệm chi phí nhiên liệu là rất cao. Đặc biệt, khi đầu tư hệ thống thang máy, công ty đã không ngần ngại đầu tư thang máy tích hợp sẵn biến tần tiết kiệm điện. Dù chi phí đầu tư cao hơn 5% so với loại thường nhưng đã giúp tiết kiệm 15% chi phí năng lượng.
Với tất cả những giải pháp này, công ty đã tiết kiệm được 21% chi phí năng lượng, tương đương mức 400 tấn phát thải CO2/năm. Môi trường làm việc của công nhân do đó cũng được cải thiện đáng kể, thông thoáng hơn, ít khói bụi hơn, đủ độ sáng, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. “Cuối năm 2011, phân xưởng may mới tại Khoái Châu – Hưng Yên đi vào sản xuất với hơn 400 lao động sẽ được đầu tư toàn bộ bằng đèn T5. Công ty cũng xây dựng kế hoạch cải tạo và lắp đặt thêm một số thiết bị tiết kiệm năng lượng cho lò hơi như hệ thống gia nhiệt nước cấp, bảo đảm cung ứng tối thiểu 80%, phấn đấu giảm 50 - 60% nhiên liệu. Mục tiêu của công ty là phấn đấu giảm 30% mức tiêu thụ năng lượng toàn công ty”, ông Định nhấn mạnh thêm./.
(Nguồn:  http://ven.vn)

Sáng 4/3/2011 tại Hà Nội, Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng thông qua hỗ trợ phát triển doanh nghiệp - Việt Nam (MEET - BIS) đã tổ chức Hội thảo Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho khối khách sạn và tòa nhà.

Sáng 4/3/2011 tại Hà Nội, Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng thông qua hỗ trợ phát triển doanh nghiệp - Việt Nam (MEET - BIS) đã tổ chức Hội thảo Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho khối khách sạn và tòa nhà.


Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong khối khách sạn giao lưu, tìm hiểu những giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta chiếm 90% tổng số doanh nghiệp và đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực khách sạn. Việc giá năng lượng ngày càng tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, theo một thống kê của Ủy ban châu Âu, hiện nay, du khách đang có xu hướng lựa chọn những khách sạn có giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, thân thiện với môi trường để nghỉ ngơi, vì họ cho rằng người quản lý của những khách sạn này sẽ là người thông minh, biết điều hành nhân viên và có trách nhiệm. Đây chính là lý do Dự án MEET - BIS đang tập trung giúp các doanh nghiệp khách sạn vừa và nhỏ tiếp cận những kiến thức và giải pháp về tiết kiệm năng lượng.
MEET - BIS là một trong những dự án được Uỷ ban châu Âu tài trợ cho Việt Nam nhằm đưa ra giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực thành thị. Dự án sẽ tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng cách đổi mới trang thiết bị tiết kiệm điện, tiết kiệm nước hiệu quả và đào tạo kiến thức về tiết kiệm năng lượng./.
(Nguồn : http://www.ven.vn)

Hội thảo về tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo trong các doanh nghiệp

Hội thảo về tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo trong các doanh nghiệp
Hội thảo về tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo trong các doanh nghiệp

Sáng 11/6, tại Sở KH&CN Hải Phòng, Dự án “Thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam - MEET-BIS” phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố tổ chức hội thảo: “Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo”.

Tại buổi hội thảo, đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố đã được giới thiệu về Dự án MEET-BIS và các giải pháp, sản phẩm và phương án đầu tư tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, Luật Tiết kiệm năng lượng, chính sách hỗ trợ tài chính cho tiết kiệm năng lượng của Ngân hàng Maritime Bank… Đặc biệt, các đại biểu tham dự hội thảo đã được đại diện của Công ty TNHH phát triển năng lượng Systech trình bày những khó khăn khi thực hiện và đầu tư cho tiết kiệm năng lượng - năng lượng tái tạo, qua đó cùng nhau bàn thảo tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp.
Hội thảo có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn năng lượng truyền thống (than, dầu mỏ…) đang ngày càng cạn kiệt và các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ giảm khả năng cạnh tranh do chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất bằng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo./. 

(Nguồn:  http://www.haiphongdost.gov.vn)

HỘI DOANH NHÂN TRẺ HẢI PHÒNG VỚI HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Chiều 26/4/2011, tại Hải Phòng, Hội Doanh nhân Trẻ Hải Phòng đã có buổi làm việc với Ban quản lý Dự án MEET-BIS.



Dự án MEET-BIS do Liên minh châu Âu tài trợ trong hệ thống chương trình SwitchAisa, được thành lập dưới sự phối hợp với các đối tác: ETC – Hà Lan, Trido Facet – Hà Lan, AIDEnvironment – Hà Lan và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Nghiên cứu và phát triển năng lượng (RCEE) để triển khai dự án “Thúc đẩy hiệu quả sử dụng Năng lượng thông qua Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp Việt Nam” nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các đô thị của Việt Nam tiếp cận các giải pháp tiết kiệm nước và năng lượng với chi phí thấp.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi trên tinh thần hợp tác, cùng chia sẻ những thông tin và những vấn đề cùng quan tâm như: các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao thương hiệu và trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
Hai bên đã có Biên bản ghi nhớ để cùng xây dựng kế hoạch hành động và hợp tác. Theo đó, hai bên sẽ cùng các Hiệp hội nghề nghiệp khác tại Hải Phòng, phối hợp tổ chức hội thảo vào thời gian tới.

(Nguồn:  http://doanhnhantrehaiphong.vn)

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI SẢN PHẨM ĐÈN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ HÀNG.

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI SẢN PHẨM ĐÈN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ HÀNG.


CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI SẢN PHẨM ĐÈN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ HÀNG.
PHỐI HỢP THƯC HIỆN: DỰ ÁN MEET- BIS VÀ CÔNG TY ÁNH SAO.






Khu vực Hà Nội
I.Quận Ba Đình
1 Ngọc Anh 25B Phan Đình Phùng
II.Quận Đống Đa
  1. Hai Nhung 233 Tôn Đức Thắng
  2. Tuấn Linh 249 Tôn Đức Thắng
  3. Vịnh Ngọc 259 Tôn Đức Thắng
III.Quận Hoàn Kiếm
  1. Tuấn Hương 183 D Phùng Hưng
  2. Tuấn Hằng 173 Phùng Hưng
  3. Long Hùng 181 Phùng Hưng
IV.Quận Hai Bà Trưng
  1. Quân Nga 116 Nguyễn Công Trứ
  2. Hải Yến TT Nguyễn Công Trứ
  3. Hương Bình TT Nguyễn Công Trứ
V.Quận Hà Đông
  1. Ngọc Trường 45 Trần Đăng Ninh
VI.Quận Cầu Giấy
  1. Trung Kiên 16 Hoàng Quốc Việt
  2. Thành Lê 11 Viện E
VII.Quận Thanh Xuân
  1. Lê Cương 17 Trường Chinh
  2. Yến Anh 11 Trường Chinh
VIII.Quận Long Biên
  1. Hùng Dung 23 Việt Hưng
IX.Quận Tây Hồ
  1. Chị Lan 22 Xuân Diệu
  2. Xuân Tú 734 Lạc Long Quân
X.Quận Từ Liêm
  1. Hiền Loan 149 Hồ Tùng Mậu
Thời gian 3 tháng 8/3 - 8/6/2012
Khách hàng mục tiêu 1: Nhà hàng
Khách hàng mục tiêu 2: Nhà nghỉ, Khách sạn, Cửa hàng bán lẻ, trưng bày giới thiệu sản phẩm dệt may, thực phẩm.
Sản phẩm Đèn tiết kiệm điện (T8, compact, Led, compact)
Mức khuyến mại 300,000 VND cho những đơn hàng trên 3,000,000 VND và 500,000 VND cho những đơn hàng đạt 5,000,000VND.

A PROMOTION CAMPAIGN ANH SAO & MEET-BIS ON ENERGY SAVING LIGHT

PROMOTION CAMPAIGN ANH SAO & MEET-BIS ON ENERGY SAVING LIGHT
FOCUSSED ON SMALL BUSINESSES



Khu vực Hà Nội
I.Quận Ba Đình
1 Ngọc Anh 25B Phan Đình Phùng
II.Quận Đống Đa
  1. Hai Nhung 233 Tôn Đức Thắng
  2. Tuấn Linh 249 Tôn Đức Thắng
  3. Vịnh Ngọc 259 Tôn Đức Thắng
III.Quận Hoàn Kiếm
  1. Tuấn Hương 183 D Phùng Hưng
  2. Tuấn Hằng 173 Phùng Hưng
  3. Long Hùng 181 Phùng Hưng
IV.Quận Hai Bà Trưng
  1. Quân Nga 116 Nguyễn Công Trứ
  2. Hải Yến TT Nguyễn Công Trứ
  3. Hương Bình TT Nguyễn Công Trứ
V.Quận Hà Đông
  1. Ngọc Trường 45 Trần Đăng Ninh
VI.Quận Cầu Giấy
  1. Trung Kiên 16 Hoàng Quốc Việt
  2. Thành Lê 11 Viện E
VII.Quận Thanh Xuân
  1. Lê Cương 17 Trường Chinh
  2. Yến Anh 11 Trường Chinh
VIII.Quận Long Biên
  1. Hùng Dung 23 Việt Hưng
IX.Quận Tây Hồ
  1. Chị Lan 22 Xuân Diệu
  2. Xuân Tú 734 Lạc Long Quân
X.Quận Từ Liêm
  1. Hiền Loan 149 Hồ Tùng Mậu
Geography: Urban Hanoi
Running Period 3 months running, 8 March - 8 June 2012.
Target 1 Restaurants
Target 2 Motels, Guesthouses, Garment retailers/ showrooms Food processing
Product EE-light ( T8, T5, Led, Compact)
• Coupon provides 300.000 VND discount on any order value over 3 million VND, and 500.000 VND discount on any order value over 5 million VND.

Meetbis Vietnam concept

MEET-BIS Vietnam means Mainstreaming Energy Efficiency through Business Innovation Support - Vietnam
In Vietnam, continued economic and population growth, especially in cities, is resulting in severe pressure on environmental quality. Further economic growth will come with increasing demand for energy and water use. Much of Vietnam’s growth is expected to be fuelled by small and medium enterprises (SMEs) that currently account for 95% of the country’s enterprises. Yet, many SMEs in Vietnam work with outdated and inefficient technology. With water and energy prices increasing, their inefficiency not only takes a toll on the environment and public health, but also implies higher costs for their own business. Vietnam has already seen many projects and programmes to introduce innovative, energy and water efficient technologies in Vietnam. As a result, the sector is well documented with market-, and technology-reports, and environmental impact studies, and there are a number of trained project-oriented installation companies. However, the diffusion of technologies for sustainable production has so far mostly remained in the (pilot) project market. Cleaner, more efficient technologies have not yet achieved significant penetration in mainstream markets.
MEET-BIS project stimulates energy efficiency and water conservation in Vietnam using an innovative, private sector based approach. The ‘MEET-BIS’ programme aims to change this situation. The project is providing urban SMEs in Vietnam with sustainable and affordable access to water and energy efficiency technologies - improving the companies efficiency and bottom line as well as benefitting the environment and public health. MEET-BIS does this by building capacity among suppliers and installers in the Vietnamese market. Building on tested, pragmatic approaches, the project partners are developing sustainable supply chains that make innovative technologies and technical know-how available for SMEs.
Focus on long term, sustainable solutions

MEET-BIS assists selected private sector suppliers in developing commercial markets for their energy and water efficiency products that target SMEs. The programme supports the development of technical capacities, marketing and sales capacities, and financing solutions. As the capacity building needs of the partners are diverse, flexible and responsive learning support is provided.
The MEET-BIS team is developing technology partnerships with key suppliers in selected sectors, with the ambition to serve 750 SMEs over the project life span. MEET-BIS does not sell efficiency technologies for SMEs, but assists the partner suppliers to do so. To enhance their capacity to sell to the SME market, the project provides assistance with:
Translating efficiency products into Business Innovation Packages, with a clear added value to SME clients (cost savings);
Developing relevant sales skills and marketing materials; Providing hands-on technical installation and after-sales service training;
Improving access to finance for both the suppliers themselves as well as the SMEs they target.

The project intervention strategy is based on scaling up initiatives that have been piloted in the past few years, introducing them into the market, and ensuring their commercial viability. It is foreseen that over 6,250 SMEs will be reached in the five years after the project has ended.

Project partners
Budget and duration The MEET-BIS programme started in April 2009 and will run over four years. The total budget of the programme is €1.950.000, of which 80% is provided by EuropeAid,

For more information, please contact:
ETC Foundation, Energy Unit
Email: energy@etcnl.nl; Phone: +31 33 4326025 (office)